send link to app

iMLM


4.4 ( 7424 ratings )
참고
개발자: Vietnam Competition and Consumer Authority
비어 있는

Ứng dụng iMLM được xây dựng bởi Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD), Bộ Công Thương về hoạt động Bán hàng đa cấp tại Việt Nam.

Nghị định 40 nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm cho cơ quan quản lý. Đồng thời cũng sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới cho ngành hàng này, tạo ra môi trường minh bạch hơn cho những công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, Nghị định bổ sung thêm nhiều điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp:
- Nâng mức ký quỹ tối thiểu từ 5 tỷ lên 10 tỷ đồng đối với doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp.
- Yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp. Hệ thống công nghệ thông tin này phải được vận hành trên máy chủ đặt tại Việt Nam.
- Yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
Thứ hai, để bảo vệ người tham gia trước các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, Nghị định cũng có nhiều quy định hướng hoạt động bán hàng đa cấp đi vào đúng bản chất là một hình thức phân phối hàng hóa, không bị lợi dụng để thực hiện hoạt động huy động tài chính trái phép. Cụ thể:
- Hạn chế doanh nghiệp cho phép người tham gia ký gửi hàng hóa. Buộc các bên phải giao nhận hàng hóa sau khi thanh toán.
- Doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng.
Thứ ba, bổ sung các quy định về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại các địa phương:
- Doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp muốn hoạt động tại địa phương phải nộp hồ sơ đăng ký và phải được Sở Công Thương tại các địa phương đồng ý xác nhận đăng ký hoạt động tại địa phương. Cơ quan quản lý tại địa phương có quyền thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động tại địa phương nếu doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định.
- Trường hợp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm uỷ quyền cho một cá nhân cư trú tại địa phương làm người đại diện tại địa phương để thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đó.
- Doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải cung cấp quyền truy cập vào tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ, xuất trình hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi thực hiện.
Tuy nhiên, nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, Nghị định 40 cũng đưa ra các quy định nhằm đơn giản hóa một số thủ tục hành chính: hạn chế các trường hợp sửa đổi bổ sung giấy chứng nhận; áp dụng thủ tục thông báo trong trường hợp có thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; áp dụng cơ chế tự động trong thủ tục thông báo hội nghị, hội thảo, đào tạo.